Tháng Tư 15, 2023
Ngày 19/3/2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT với một số điểm sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, chính thức có hiệu lực từ 05/5/2025. Trong đó, điểm đáng chú ý, Quy chế mới ban hành đã bỏ xét tuyển sớm trong tuyển sinh đại học.
1.Xét tuyển sớm là gì?
Xét tuyển sớm trong tuyển sinh đại học là một giai đoạn xét tuyển của các cơ sở đào tạo, được hiểu là các trường hợp cơ sở đào tạo thực hiện việc xét tuyển thí sinh trước khi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông diễn ra.
2. Bối cảnh ban hành
Trước khi Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT ban hành, các cơ sở đào tạo thực hiện việc xét tuyển sớm thông qua kết quả học tập của thí sinh từ học kỳ I lớp 10 đến học kỳ I lớp 12 hay đánh giá năng lực… và đưa ra kết quả xét tuyển trước kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Mục đích ban đầu của việc xét tuyển sớm là tăng tỷ lệ trúng tuyển của các cơ sở đào tạo và một phần giảm bớt áp lực cho các thí sinh trong kỳ thi trung học phổ thông. Nhưng thực tế dẫn tới hệ quả là các thí sinh sẽ bị hạn chế thông tin khi lựa chọn nguyện vọng.
Tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT đã bãi bỏ quy định "Tổ chức đăng ký và xét tuyển sớm" tại Điều 18 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT. Với Quy chế mới, bắt đầu từ năm 2025, các cơ sở đào tạo không được thực hiện xét tuyển sớm trong tuyển sinh đại học
3. Nội dung quy chế
Việc bỏ xét tuyển sớm không đồng nghĩa với việc các trường đại học không được tuyển sinh dựa trên kết quả học tập, đánh giá năng lực… Các phương thức xét tuyển trong giai đoạn xét tuyển sớm theo quy chế cũ vẫn được các trường đại học áp dụng nhưng việc xét tuyển phải cùng chung đợt với các phương thức tuyển sinh khác.
Tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 19/3/2025 quy định:
9. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 19 như sau:
“4. Thí sinh thể hiện nguyện vọng của mình qua những lựa chọn trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung (theo hướng dẫn của Bộ GDĐT) như sau:
a) Thứ tự ưu tiên của nguyện vọng (số 1 thể hiện nguyện vọng cao nhất);
b) Lựa chọn cơ sở đào tạo, đơn vị tuyển sinh (mã trường);
c) Lựa chọn chương trình, ngành hoặc nhóm ngành đào tạo (mã xét tuyển).”.
Theo đó, Quy chế mới đã bỏ quy định thí sinh phải đăng ký lựa chọn phương thức tuyển sinh trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh tại điểm d Điều 19 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT. Như vậy, các thí sinh không cần tự đăng ký phương thức xét tuyển mà chỉ cần tập trung lựa chọn thứ tự nguyện vọng, cơ sở đào tạo, ngành nghề. Về phương thức tuyển sinh, dưới sự hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung sẽ tự động lựa chọn phương thức xét tuyển có lợi nhất cho thí sinh. Quy chế mới góp phần giảm tải áp lực lựa chọn phương thức tuyển sinh cho thí sinh và thí sinh có thêm thời gian để tập trung cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Ngoài ra, sau khi các thí sinh hoàn thành việc đăng ký nguyện vọng trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung trong thời gian quy định, cơ sở đào tạo bắt buộc phải đăng tải thông tin, dữ liệu từ hệ thống bao gồm: dữ liệu đăng ký nguyện vọng, kết quả học tập cấp THPT, kết quả kì thi tốt nghiệp THPT, điểm xét tốt nghiệp THPT, kết quả thi của các cơ sở đào tạo tổ chức thi trong năm tuyển sinh, dữ liệu về ưu tiên theo khu vực và đối tượng của những thí sinh dự tuyển để phục vụ xét tuyển.
Đối với trường hợp cơ sở đào tạo sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh, cơ sở đào tạo bắt buộc phải xác định quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào. Được hiểu là điểm trúng tuyển của các phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển đều phải được cơ sở đào tạo đưa ra mức điểm tương đương nhau. Dựa theo quy tắc quy đổi tương đương, hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung sẽ lựa chọn phương thức tuyển sinh phù hợp nhất với nguyên vọng của thí sinh.
Đặc biệt, với phương thức xét tuyển kết quả học tập, các trường đại học phải dựa trên kết quả học tập cả năm lớp 12 (khác với quy chế cũ là dựa trên kết quả học tập của hai học kỳ năm lớp 10, hai học kỳ năm lớp 11 và điểm học kỳ I năm lớp 12). Điều này đảm bảo tính cạnh tranh công bằng giữa các thí sinh, tránh trường hợp thí sinh xét tuyển sớm nên lơ là việc học ở học kỳ II lớp 12 ảnh hưởng tới ngưỡng đầu vào của trường đại học.
4. Ý nghĩa
5. Đánh giá chung
Bỏ xét tuyển sớm trong kỳ tuyển sinh đại học tại Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT ngày 19/3/2025 là điểm sửa đổi phù hợp với thực tiễn. Quy chế mới đã phần nào giúp giải quyết một số hạn chế khi thực hiện công tác tuyển sinh đại học.
Để hiểu rõ hơn về các vấn đề pháp luật và giải quyết các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ ngay với Công Ty Luật Hoàng Giáp:
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn vui lòng liên hệ:
⚖️ CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG GIÁP
🏢Địa chỉ: B16 – 319 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh
📩Email: luathoanggiap@gmail.com
🌏 Website: https://luathoanggiap.com/
☎️ Hotline: 0909 99 86 59
Chi nhánh Quảng Nam:
☎️ Điện thoại: 0909 99 86 59
🏢Địa chỉ: Thôn Hà Bình, Xã Bình Minh, Huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam
Từ ngày 05/05/2025 Bỏ xét tuyển sớm trong tuyển sinh đại học
TỪ 01/03/2025 TRƯỢT LÝ THUYẾT SÁT HẠCH GIẤY PHÉP LÁI XE VẪN ĐƯỢC THI CÁC PHẦ ...
Miễn thị thực nhập cảnh từ 15/03/2025
TƯ VẤN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP CẦN NẮM
TỪ 01/03/2025, NGƯỜI DÂN CÓ THỂ THỰC HIỆN ĐỔI, CẤP LẠI GIẤY PHÉP LÁI XE TR ...