- Khái niệm
Ly hôn thuận tình là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng khi đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản (hoặc đồng ý tách riêng yêu cầu chia tài sản vợ chồng thành một vụ án khác sau khi đã ly hôn).
- Điều kiện giải quyết
Sự tự nguyện thực sự của vợ chồng là điều kiện để Tòa án công nhận ly hôn đồng thuận. Do vậy, Tòa án sẽ xem xét cho thuận tình ly hôn nếu có đủ cả 3 yếu tố sau:
- Vợ chồng cùng tự nguyện ly hôn và ký vào đơn ly hôn.
- Đã thỏa thuận được người nuôi con và mức cấp dưỡng cho con, sự thỏa thuận này phải đảm bảo được quyền lợi cho các bên và cho con.
- Đã thỏa thuận được vấn đề phân chia tài sản tài sản, hoặc chưa thỏa thuận được nhưng không yêu cầu tòa án giải quyết tài sản. Trường hợp vợ chồng đã thỏa thuận được vấn đề tài sản và có mong muốn Tòa án công nhận thì có thể viết vào đơn để đề nghị Tòa án công nhận sự thỏa thuận này.
- Hồ sơ
- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
- Giấy chứng nhận kết hôn bản chính
- Sao y chứng thực sổ hộ khẩu gia đình
- Sao y chứng thực giấy khai sinh của con (nếu có)
- Sao y chứng thực chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của hai bên vợ, chồng
- Văn bản chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (nếu có)
- Trong trường hợp hai bên vợ chồng bị thiếu một trong các giấy tờ kể trên thì có thể qua các thủ tục sau đây để có thể chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ.
- Đối với giấy chứng nhận kết hôn của hai vợ chồng bị mất, thất lạc, hai vợ chồng có thể đến xin trích lục kết hôn,tại cơ quan đã thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn cho hai vợ chồng.
- Sổ hộ khẩu bị thất lạc hai vợ chồng có thể đến công an xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để xin xác nhận nơi cư trú
- Đối với chứng minh thư nhân dân của hai vợ chồng cùng tương tự như sổ hộ khẩu, vợ, chồng có thể đến cơ quan công an xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú xin xác nhận nhân thân và xác nhận về nơi cư trú.
- Giấy khai sinh của con bị thất lạc, một trong hai bên vợ chồng có thể đến cơ quan hộ tịch đã đăng ký khai sinh cho con để xin trích lục lại giấy khai sinh.
- Các loại giấy tờ trên có tác dụng thay thế cho bản chính để làm hồ sơ ly hôn khi các giấy tờ bản chính bị thất lạc.
- Nơi nộp hồ sơ
- Cả hai bên vợ chồng tại Việt Nam
- Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Thẩm quyền theo cấp được xác định như sau: Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện (Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự).
- Thẩm quyền theo lãnh thổ: Nơi 1 trong 2 bên cư trú (thường trú nếu không có thường trú mới xét đến tạm trú), làm việc được quy định tại Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
- Một bên trong hai bên vợ, chồng ở nước ngoài
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ đơn, cùng các giấy tờ tài liệu kèm theo, vợ chồng tiến hành nộp hồ sơ thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi cư trú, làm việc của một trong hai bên vợ hoặc chồng.
- Theo quy định tại khoản 1 điều 38 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn khi một bên là người nước ngoài thì thẩm quyền thuộc về Toà án nhân dân cấp Tỉnh.
- Xét đến thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ căn cứ theo điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thì hai bên đương sự nếu ly hôn theo hướng thuận tình có quyền tự thoả thuận về việc nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn nơi một trong hai bên đương sự cư trú (thường trú nếu không có thường trú thì xét đến tạm trú), làm việc tại Việt Nam để giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
- Phương thức nộp đơn
Theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính
- Truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tòa án điền đầy đủ nội dung đơn, ký điện tử và gửi đến Tòa án. Tài liệu, chứng cứ gửi kèm theo đơn phải được gửi đến Tòa án qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
- Những trường hợp tòa án không nhận đơn ly hôn thuận tình
Tòa án sẽ không nhận đơn thuận tình ly hôn trong các trường hợp sau đây:
- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn không có đủ chữ ký của hai bên vợ và chồng.
- Trong đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn không thể hiện rõ được sự thỏa thuận của hai vợ chồng về con cái và tài sản.
- Vợ, chồng thuận tình ly hôn nhưng làm sai mẫu đơn theo quy định của pháp luật.
- Trong bộ hồ sơ ly hôn thuận tình, thiếu một trong các giấy tờ kể trên thì Tòa án sẽ không nhận đơn và yêu cầu về bổ sung đầy đủ.
- Nộp đơn tại Tòa án không có thẩm quyền giải quyết việc công nhận thuận tình ly hôn.
7. Phí ly hôn thuận tình
- Phí thuận tình ly hôn là 300.000 đồng. Mỗi bên đương sự sẽ phải chịu 50% mức án phí, lệ phí phải nộp.
- Theo quy định tại Điều 13 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, Tòa án có thể giảm 50% mức tạm ứng án phí, án phí mà người đó phải nộp nếu gặp sự kiện bất khả kháng khiến bản thân không còn đủ tài sản để nộp và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
8. Thời gian giải quyết
Tổng thời gian giải quyết thủ tục thuận tình ly hôn từ lúc tòa án thụ lý hồ sơ tới khi ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn là khoảng 2 đến 3 tháng. Trường hợp Tòa án áp dụng thủ tục rút gọn thì thời gian là 30 ngày kể từ ngày Tòa thụ lý.
Để hiểu rõ hơn về các vấn đề pháp luật và giải quyết các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ ngay với Công Ty Luật Hoàng Giáp:
⚖️ CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG GIÁP
🏢Địa chỉ: B16 – 319 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh
📩Email: luathoanggiap@gmail.com
🌏 Website: https://luathoanggiap.com/
☎️ Hotline: 0909 99 86 59